Với các văn kiện được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều kỳ vọng được đặt ra với tương lai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Theo Tổng cục Thống kê, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta. Đây cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như nhóm hàng rau quả, sắn, thủy sản. Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hai con số và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nhiều giải pháp đồng bộ đã được đưa ra tại Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung 2022 được tổ chức tại Lạng Sơn từ ngày 2/11 đến 9/11 năm nay.
Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục có bước phát triển đáng kể với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 132,4 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để có thể giữ vững tốc độ tăng trưởng hai con số những tháng cuối năm, nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ đã được doanh nghiệp đưa ra, từ nâng giá trị chế biến nông sản, đa dạng phương thức thanh toán và ứng dụng logistic thông minh.
Sơ chế đóng gói thanh long xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
"Đối với hoa quả, họ đang rất ưa thích sầu riêng, thanh long của Việt Nam; đối với mặt hàng thủy sản là các sản phẩm chế biến sẵn. Tôi nghĩ sẽ có những buổi kết nối, giao thương, hợp tác để đưa ra chính sách tốt nhất cho đôi bên", bà Vũ Nam Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư và Hội chợ triển lãm quốc tế Phương Nam, chia sẻ.
Không chỉ chủ động tìm kiếm đối tác bao tiêu đầu ra, Công ty TNHH một thành viên Ocean Line với nền tảng xuất khẩu 10.000 tấn dầu thô, họ đã nâng giá trị xuất khẩu bằng những đơn hàng chế biến sâu.
"Chúng tôi sản xuất dầu trong suốt, lọc sạch chất tồn dư trong dầu để xuất khẩu sang nước bạn", ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Ocean Line, cho biết.
Còn Công ty TNHH MTV Hoàng Liên MC, họ lại đầu tư mở rộng vùng trồng cây macca, minh bạch thông tin, nâng sản lượng xuất khẩu.
"Năm nay được 80 tấn sản phẩm và chế biến được khoảng 40 tấn thành phẩm để xuất vào các siêu thị và xuất khẩu sang nước ngoài. Hiện tại sản phẩm của chúng tôi đã có tem truy xuất nguồn gốc và có số mã vạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng Liên MC, cho hay.
Logistics cũng là vấn đề cần được cải thiện trong xuất khẩu, đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tươi, vì vậy tối ưu bằng công nghệ là giải pháp được đưa ra.
Bộ Công Thương nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc vì với dân số hơn 1,4 tỷ người, nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn và đa dạng. Các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư vùng trồng, đa dạng sản phẩm và cập nhật thường xuyên các quy định mới trong thông quan để tránh rủi ro ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu.
Nguồn: VTV.vn
noi dung
noi dung
noi dung
noi dung
noi dung
Bộ Công Thương nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc vì với dân số hơn 1,4 tỷ người, nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn và đa dạng.
Với các văn kiện được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều kỳ vọng được đặt ra với tương lai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Hai nước cần nắm bắt những cơ hội mới về mở cửa thị trường, bởi những năm qua, sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ việc mở cửa của cả hai nước.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ, kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm gần đây đạt trên 20%/năm.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay có sự tăng trưởng nhanh liên tục, thậm chí vài năm gần đây tăng đột biến, đã xuất hiện một số dự án đầu tư quy mô lớn…
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kiện chính trị đặc biệt của hai nước đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Bộ Công Thương nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc vì với dân số hơn 1,4 tỷ người, nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn và đa dạng.
Với vị trí địa lý liền kề, người dân hai bên vốn từ lâu đã có truyền thống giao thương mật thiết, Việt Nam và Trung Quốc hiện đang sở hữu một nền tảng hợp tác vững chắc trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
Ngôn ngữ được coi là công cụ giao lưu và truyền tải kiến thức văn hoá vô cùng quan trọng của nhân loại. Đó cũng là cầu nối giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân các nước.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Trung Quốc Lạc Thụ Cương, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện và đoàn công tác có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 - 9/1/2018.
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua không ngừng phát triển, đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận và trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương.
Quý khách vui lòng để lại các thông tin cơ bản, chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay trong giây lát.