Hợp tác kinh tế và văn hóa

Cầu nối thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục Việt-Trung

Lễ gắn biển thành lập Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội, ngày 27/12/2014.

Ngôn ngữ được coi là công cụ giao lưu và truyền tải kiến thức văn hoá vô cùng quan trọng của nhân loại. Đó cũng là cầu nối giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân các nước.

Với mong muốn mở rộng vòng tay bè bạn, Trung Quốc đang tiếp tục thúc đẩy giao lưu hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới; giá trị văn hoá và giá trị sử dụng của tiếng Trung Quốc cũng được nâng lên, việc học tập tiếng Trung Quốc ngày càng được các nước bạn bè chào đón hơn.

Biểu tượng của tình hữu nghị

Nhằm tăng cường sự hiểu biết của nhân dân các nước với ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, giúp người học có thêm nhiều điều kiện học tập hơn, Hội đồng ngôn ngữ Trung Quốc quốc tế (Han Ban) thành lập Viện Khổng Tử tại những nước có nhu cầu và có điều kiện triển khai việc đào tạo tiếng Trung Quốc và giới thiệu, giao lưu văn hoá Trung Hoa.

Trụ sở chính của các Viện Khổng Tử trên toàn cầu được đặt tại thủ đô Bắc Kinh, tên gọi tắt là Tổng bộ Viện Khổng Tử, đổi tên thành Trung tâm Giao lưu hợp tác về Ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài vào tháng 7/2020.

Kể từ năm 2001, Han Ban chú trọng việc học tập kinh nghiệm một số nước trong việc phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình, thành lập cơ sở đào tạo và phát triển ngôn ngữ tại nước ngoài, các cơ sở này chính là tiền thân của Viện Khổng Tử. Tháng 3/2004, các cơ sở đào tạo này đã chính thức được đặt tên là Viện Khổng Tử.

Tính từ năm 2004 đến tháng 12/2019, 550 Viện Khổng Tử đã được đặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín về đào tạo ngôn ngữ và thúc đẩy giao lưu văn hóa với các nước, trường Đại học Hà Nội đã được chọn làm đối tác tin cậy để cùng hợp tác thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Việt Nam.

Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội được gắn biển thành lập vào tháng 12/2014, theo hai thỏa thuận hợp tác ký kết giữa trường Đại học Hà Nội với Tổng bộ Viện Khổng Tử và trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc), trở thành một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Trung.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Viện Khổng Tử đã mời một số chuyên gia và học giả đến giảng bài định kỳ; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các chủ đề như giảng dạy tiếng Trung Quốc giai đoạn thực hành kỹ năng, văn hoá nghệ thuật Trung Quốc, kinh tế xã hội Trung Quốc…

Từ tháng 1/2018, Viện đã bắt đầu tổ chức thi năng lực tiếng Trung HSK/HSKK, tính đến nay đã phục vụ được gần 10.000 lượt thí sinh tham dự. Số học sinh, sinh viên xin dự tuyển học bổng Viện Khổng Tử ngày càng tăng. Các loại học bổng bao gồm Thực tập sinh ngắn hạn, Thực tập sinh dài hạn, Cử nhân, Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh, và Chương trình nghiên cứu Trung Quốc dành cho chuyên gia, học giả.

Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 18 dành cho sinh viên khu vực miền Bắc và miền Trung.

Luôn tìm tòi hướng đi mới

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng, các trường đại học và cao đẳng không ngừng mở rộng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ tiếng Trung Quốc hội nhập nhanh với thị trường lao động.

Nắm bắt được xu hướng phát triển trong giảng dạy tiếng Trung Quốc hiện nay, Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội đã đề xuất một số dự định hợp tác trong tương lai, bao gồm áp dụng mô hình giáo dục “Tiếng Trung Quốc + Kỹ năng nghề nghiệp”.

Điểm mạnh của mô hình này nằm ở chỗ, sau khi được trang bị nền tảng tiếng Trung Quốc tốt, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn học các kiến thức chuyên ngành và đi thực tập ở các đơn vị có lĩnh vực chuyên môn liên quan.

Hiện nay, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số nước Đông Nam Á đang áp dụng mô hình này và thu được nhiều kết quả tốt, giúp sinh viên có định hướng sớm và tăng khả năng thích nghi với ngành nghề ngay từ trong giai đoạn học tập.

Để thực hiện tốt mô hình giáo dục “Tiếng Trung Quốc + Kỹ năng nghề nghiệp” trong thời đại mới, Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội tiếp tục lấy giao lưu ngôn ngữ và văn hoá làm cốt lõi, chú trọng đẩy mạnh các mặt hợp tác dưới đây:

Thứ nhất, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tạo cơ hội thực tập cho sinh viên có nền tảng ngôn ngữ tốt. Viện Khổng Tử, với tư cách là cầu nối giữa người học tiếng Trung Quốc và đơn vị tuyển dụng, sẽ phối hợp với các Khoa tiếng Trung Quốc để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn những sinh viên có thành tích học tập tốt tới thực tập hoặc được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

Thứ hai, đưa ra một số chương trình giảng dạy tiếng Trung Quốc phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường học và yêu cầu về kiến thức chuyên ngành của doanh nghiệp. Không chỉ được bồi dưỡng nâng cao khả năng ngôn ngữ, người học còn được làm quen dần với các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hoá nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đóng vai trò là cầu nối hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Trung Quốc, phối hợp với khoa tiếng Trung Quốc và một số đơn vị đào tạo đề xuất các chương trình hợp tác đào tạo như “1+3” và “2+2”.

Theo đó, sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành một đến hai năm học tập ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành trong nước sẽ được chuyển tiếp sang một trường đại học ở Trung Quốc, được đi thực tập tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc và sẽ được nhận bằng tốt nghiệp đại học từ cả hai trường. Như vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế và đa văn hoá, có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn trong tương lai.

Từ ba dự định hợp tác quan trọng trên cho giai đoạn 2020-2025, Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội đã và đang tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu văn hoá và giáo dục Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.

ĐỖ THANH VÂN

Viện trưởng Viện Khổng Tử tại trường Đại học Hà Nội

The Course Curriculam
The Frit Stemp

noi dung

The Frit Stemp

noi dung

The Frit Stemp

noi dung

The Frit Stemp

noi dung

The Frit Stemp

noi dung

Cầu nối thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục Việt-Trung

Ngôn ngữ được coi là công cụ giao lưu và truyền tải kiến thức văn hoá vô cùng quan trọng của nhân loại. Đó cũng là cầu nối giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân các nước.

Bài viết liên quan

Hợp tác kinh tế và văn hóa liên quan

Hợp tác kinh tế Việt - Trung hướng đến tầm cao mới 30/12/2022 129

Hợp tác kinh tế Việt - Trung hướng đến tầm cao mới

Với các văn kiện được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều kỳ vọng được đặt ra với tương lai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Chuyên gia Trung Quốc đặt kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung 30/12/2022 127

Chuyên gia Trung Quốc đặt kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung

Hai nước cần nắm bắt những cơ hội mới về mở cửa thị trường, bởi những năm qua, sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ việc mở cửa của cả hai nước.

Nhìn lại hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung sau 5 năm 30/12/2022 129

Nhìn lại hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung sau 5 năm

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ, kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm gần đây đạt trên 20%/năm.

Việt Nam – Trung Quốc: Những dấu mốc ấn tượng trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục 30/12/2022 139

Việt Nam – Trung Quốc: Những dấu mốc ấn tượng trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay có sự tăng trưởng nhanh liên tục, thậm chí vài năm gần đây tăng đột biến, đã xuất hiện một số dự án đầu tư quy mô lớn…

 

Văn hóa và du lịch: Điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Trung Quốc 30/12/2022 141

Văn hóa và du lịch: Điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kiện chính trị đặc biệt của hai nước đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc 31/12/2022 125

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc vì với dân số hơn 1,4 tỷ người, nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn và đa dạng.

GS Trung Quốc lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung 31/12/2022 128

GS Trung Quốc lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung

Với vị trí địa lý liền kề, người dân hai bên vốn từ lâu đã có truyền thống giao thương mật thiết, Việt Nam và Trung Quốc hiện đang sở hữu một nền tảng hợp tác vững chắc trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

Cầu nối thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục Việt-Trung 31/12/2022 142

Cầu nối thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục Việt-Trung

Ngôn ngữ được coi là công cụ giao lưu và truyền tải kiến thức văn hoá vô cùng quan trọng của nhân loại. Đó cũng là cầu nối giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân các nước.

Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác văn hóa 04/01/2023 130

Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác văn hóa

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Trung Quốc Lạc Thụ Cương, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện và đoàn công tác có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 - 9/1/2018.

Hợp tác kinh tế, thương mại: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 04/01/2023 139

Hợp tác kinh tế, thương mại: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua không ngừng phát triển, đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận và trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương.

X

Nhập thông tin tư vấn

Đăng ký tư vấn

Quý khách vui lòng để lại các thông tin cơ bản, chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay trong giây lát.

bg_dangky